Phủ Ceramic ô tô là một trong những công nghệ tân tiến mới xuất hiện tại thị trường Việt Nam giúp tối ưu và bảo vệ bề mặt sơn của xe, duy trì độ sáng bóng và đẹp như vừa xuất xưởng. Tuy nhiên, vì mới du nhập vào Việt Nam nên không phải chủ xế nào cũng có cái nhìn toàn diện và đúng đắn về dịch vụ này.
Vậy có nên phủ ceramic không? Phủ ceramic bao nhiêu tiền? Phủ ceramic ô tô ở đâu chất lượng? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất tần tật những thắc mắc giúp cho chủ xe có cái nhìn khách quan hơn về phủ ceramic ô tô.
Phủ ceramic ô tô là gì? Phủ ceramic hay còn gọi phủ nano ceramic (phủ gốm cereamic, phủ sứ ceramic, phủ men, phủ thủy tinh) là phủ lên bề mặt ô tô một lớp bảo vệ được làm từ các phân tử gốm siêu nhỏ, kích cỡ được tính bằng nanomet. Các hạt này tạo thành một lớp rất mỏng, hoàn toàn trong suốt, lấp đầy tất cả những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt sơn, kính mà mắt thường không nhìn thấy được, làm cho bề mặt xe trở nên không thấm nước, đồng thời có khả năng chống tia cực tím, trầy xước, hóa chất, nhiệt độ cao,…
Phủ ceramic xe hơi có tính năng tự làm sạch giúp dễ dàng loại bỏ các vết bám như xác côn trùng, phân chim,…tăng độ bóng, lấp lánh và vẻ đẹp của lớp sơn tự nhiên, hiệu ứng phản chiếu như gương giúp xe luôn trở nên sáng bóng và mới như lúc ban đầu.
Phương pháp phủ ceramic này khá phổ biến tại nước ngoài để làm đẹp và bảo vệ cho xe. Có nhiều loại ceramic khác nhau để phủ lên những bộ phận xe khác nhau như: ceramic nền sơn, ceramic phủ nhựa nhám, ceramic phủ kính sơn, ceramic phủ vành mâm,…
Có nên phủ ceramic cho ô tô không?
Có nên phủ Ceramic ô tô không và phủ ceramic ô tô có tốt không ? Là điều băn khoăn của đại đa số các chủ xe hiện nay, vậy điều khi gì khiến cho việc phủ ceramic oto là thực sự cần thiết, phải kể đến các lí do như:
- Lớp sơn phủ zin không tốt: Để giảm giá thành sản xuất cũng như giá bán của sản phẩm, một số công ty thường bỏ qua công đoạn phủ ceramic hoặc phủ các lớp với chất lượng không tốt.
- Độ bóng giảm nhanh theo thời gian: Sau khi sử dụng một thời gian, do tác động của các yếu tố bên ngoài mà lớp sơn xe sẽ không còn giữ được độ bóng như ban đầu, khiến xe mất đi sự thẩm mỹ.
- Dễ bám bụi bẩn và khó vệ sinh: Khi lớp sơn xe bị cũ, độ bám dính của sơn sẽ không còn, lúc này dẫn đến việc bong tróc bề mặt sơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sự xâm nhập của bụi bẩn, làm oxi hóa lớp vỏ xe.
- Màu sơn nhanh phai: Do điều kiện khí hậu tại Việt Nam, các yếu tố như nắng mưa, bụi bẩn,…khiến bề mặt sơn xe xuống màu nhanh chóng theo thời gian nếu không được bảo vệ.
- Bị hạn chế tầm nhìn khi trời mưa: Khi trời mưa, các giọt nước đọng lại trên bề mặt kính gây hạn chế tầm nhìn của bác tài khi lưu thông dưới trời mưa.
Đó chính là những lý do phủ ceramic ô tô ra đời – giải pháp giải quyết được các vấn đề trên đồng thời mang lại cho xe hơi của bạn một vẻ đẹp như mới.
Khi nào nên phủ ceramic?
- Xe mới có nên phủ ceramic? Đây là thời gian vàng để phủ ceramic hiệu quả nhất. Bởi vì khi này lớp sơn xe còn mới, các hạt ceramics sẽ dễ dàng bám dính hơn, đồng thời giúp bảo vệ lớp màu gốc, lớp kính zin của xe, nên lớp phủ ceramic cho xe mới sẽ bám chắc và lâu hơn giúp xe luôn mới với thời gian so với các dòng xe đã sử dụng một thời gian.
- Xe sử dụng với tần suất cao: Điều này sẽ khiến sơn xe nhanh hao xuống cấp hơn. Do đó phủ ceramic để tăng cường bảo vệ sơn xe là rất cần thiết.
- Xe ít được vệ sinh, chăm sóc: Nếu chủ xe ít có thời gian chăm sóc, vệ sinh, rửa xe, bảo dưỡng sơn xe… thì nên gia cố thêm một lớp ceramic để bảo vệ sơn xe.
Ưu và nhược điểm của phủ Ceramic ô tô
1. Ưu điểm
Phủ ceramic có tốt không? Trên thực tế việc phủ bóng ceramic cho xe hơi có rất nhiều tác dụng hữu ích, như:
1.1 Tạo và giữ độ bóng
Lớp gốm ceramic có khả năng tăng cường tính chất phản chiếu của sơn xe dưới ánh sáng, nên phủ ceramic sơn xe sẽ sáng bóng hơn. Lớp phủ ceramic có tác dụng tăng cảm giác về độ sâu và trong của sơn xe.
1.2 Chống ăn mòn, axit hóa
Trong quá trình di chuyển, lớp sơn xe sẽ bị axit hóa, ăn mòn do các chất hóa học có trong khói bụi ô nhiễm, nước mưa, sình lầy. Lớp phủ ceramic có khả năng kháng lại các loại axit nhẹ, kiềm, dung môi cùng nhiều loại hóa chất khác, ngăn chặn sự xâm nhập của các hóa học có hại, bảo vệ lớp sơn xe.
1.3 Chống UV
Di chuyển thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời khiến bề mặt sơn xe bị oxy hóa sớm, bạc màu và bong tróc,…. Lớp phủ ceramic như một lớp kem chống nắng, có tác dụng phản xạ lại tia cực tím (tia UV) giúp ngăn cản quá trình oxy hóa, bảo vệ sơn xe.
1.4 Hạn chế bám nước
Khi di chuyển nhất là những ngày mưa, việc bụi bẩn và nước mưa đọng lại trên mặt kính là điều không thể tránh khỏi. Theo thời gian nếu xe không phủ ceramic thì sẽ bị nước đọng lại làm mờ kính. Còn khi phủ ceramic giúp tạo “hiệu ứng lá sen” dưới trời mưa, giúp nước mưa có thể tụ thành dòng và trôi nhanh chóng trên kính. Điều này giúp tăng sự an toàn cho người lái bởi tầm nhìn sẽ trở nên thông thoáng hơn.
1.5 Dễ vệ sinh
Trên bề mặt lớp sơn xe hơi luôn tồn tại những vết lồi lõm siêu nhỏ mà khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Điều này khiến cho bụi bẩn dễ dàng bám dính, việc vệ sinh xe thông thường cũng trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Khi phủ ceramic ô tô lên trên bề mặt sơn, những chỗ lõm này sẽ được lấp đầy, độ trơn bóng khiến cho bụi bẩn không thể bám dính, vệ sinh dễ dàng hơn.
1.6 Bảo vệ kính lái
Bảo vệ bề mặt kính lái cũng là một trong những công dụng hàng đầu của việc phủ ceramic cho ô tô. Kính lái của bạn sẽ được trang bị thêm một lớp bảo vệ khỏi những va chạm của lưỡi gạt mưa và dung dịch rửa kính.
1.7 Giảm chói, loá
Đặc biệt đối với kính lái của xe, lớp phủ ceramic còn có khả năng giảm lóa mắt do ánh nắng mặt trời hay đèn pha từ xe đối diện. Điều này sẽ giúp cho người lái xe có tầm nhìn tốt hơn từ đó giảm thiểu việc điều tiết bảo vệ mắt.
2. Nhược điểm
Ngoài những lợi ích kể trên, phủ ceramic oto có một số nhược điểm như:
- Giá phủ ceramic ô tô khá chát, có thể lên đến hơn 10 triệu tùy thuộc vào gói dịch vụ, kích thước xe ô tô cũng như tình trạng xe hiện tại.
- Bị ngả màu theo thời gian nếu sử dụng dung dịch phủ ceramic không chất lượng, độ sáng bóng của xe sẽ bị giảm.
- Phủ sai kỹ thuật dẫn đến lớp phủ không đạt yêu cầu, làm cho bề mặt sơn của xe bị ảnh hưởng và xấu đi.
- Quy trình cho việc thực hiện khá phức tạp, gồm nhiều công đoạn với mức độ chuyên môn cao, nên đa phần chỉ nên thực hiện phủ ceramic ô tô tại những nơi chuyên nghiệp.
So sánh phủ ceramic ô tô và phủ nano ô tô
1. Giống nhau
Về cơ bản, phủ Ceramic ô tô và phủ nano ô tô đều được cấu thành từ những hạt phân tử siêu nhỏ, là phương pháp giúp xe có một bề mặt sáng bóng, sạch sẽ hơn, bảo vệ lớp sơn xe trước các tác động xấu từ môi trường bên ngoài.
2. Khác nhau
Mặc dù về bản chất phủ ceramic không khác so với phủ nano, nhưng với sự cải tiến về công nghệ hiện đại, lớp phủ này được cấu thành từ các hạt có gốc phi hữu cơ SiO2 (Silic dioxit – Silica) và TiO2 (Tian Dioxit) cải thiện hơn về độ bền và độ cứng so với lớp phủ nano gốc hữu cơ Polymer.
Chính thành phần cấu tạo đã tạo nên sự khác biệt lớn về chất lượng khi so sánh giữa phủ ceramic và phủ nano.
SO SÁNH | PHỦ CERAMIC | PHỦ NANO |
Cấu tạo | SiC hoặc SiO2 | SiO2 và TiO2 |
Độ cứng cao nhất | 9H | 4 – 7H |
Hiệu ứng lá sen | Có | Có |
Chống bám bẩn, vết ố | Có | Có |
Chống tia UV | Tốt | Trung Bình |
Chống trầy xước | Không | Không |
Tăng độ bóng | Có | Có |
Bảo hành | < 6 năm | < 3 năm |
Bảng so sánh giữa phủ ceramic và phủ nano ô tô
3. Ưu nhược điểm
Phủ ceramic ô tô và phủ nano ô tô đều là những phương pháp giúp cho lớp sơn xe ô tô được bảo vệ khỏi một số yếu tố gây hại từ bên ngoài. Mỗi giải pháp này đều có những ưu và nhược điểm riêng.
GIẢI PHÁP | PHỦ CERAMIC Ô TÔ | PHỦ NANO Ô TÔ |
ƯU ĐIỂM | – Lớp phủ Ceramic có lớp phủ bền bỉ có thể lên tới 10 năm tùy thuộc và điều kiện môi trường.
– Khả năng bảo vệ bề mặt sơn tốt hơn so với phủ Nano. – Tăng độ Bóng – Mịn giúp xe luôn như mới. |
– Giá thành rẻ hơn 1 – 3 triệu.
– Quy trình phủ Nano nhanh chóng, đơn giản. – Tăng độ bóng, dễ dàng vệ sinh. |
NHƯỢC ĐIỂM | – Giá thành cao.
– Tốn nhiều thời gian thi công, đòi hỏi sự tỉ mỉ, kỹ lưỡng. – Quy trình Phủ Ceramic phức tạp, cần chuyên môn cao. |
– Độ bền kém chỉ 2 – 3 tháng
– Tính năng bảo vệ còn hạn chế, độ cứng thấp chỉ tầm 4 – 7H. – Khả năng chống bám bụi thấp. – Khả năng ngăn chặn tia UV thấp. |
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.