Phật bà Thiên thủ Thiên nhãn trong Phong thủy
Trong Bồ tát bộ có 4 hình tượng tiêu biểu nhất, gọi là Tứ bồ tát: Văn Thù Bồ Tát (Biểu tượng cho Đại trí); Phổ Hiền Bồ Tát (Biểu tượng cho Đại hạnh); Quán Thế Âm Bồ Tát (Biểu tượng cho Đại bi); Địa Tạng Bồ Tát (Biểu tượng cho Đại nguyện). Đặc biệt, trong Bồ Tát bộ, Quan Âm được xếp thành một bộ riêng với vô số hình tượng khác nhau.
– Biểu tượng Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn thường được dân gian hiểu là: có nghìn mắt, nghìn tay để nhìn thấu nỗi khổ của chúng sinh và ra tay cứu giúp họ. Điều đó cũng được lý giải trên cơ sở sáu căn đều diệu dụng (lục căn diệu dụng), tức là bất cứ một căn nào trong sáu căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) cũng có thể thay thế tác dụng của các căn còn lại, thế nên không chỉ dùng mắt quán âm thanh mà còn có thể quán sắc, quán hương, quán vị, quán xúc và quán pháp.
– Mật tông tập trung chủ yếu vào biểu tượng Đại Nhật Như Lai, nên các thần chú, hình tượng, pháp khí, nghi lễ đều có những quy định nghiêm ngặt và được thể hiện dưới những hình thức vô cùng phức tạp. Vì vậy, các hình tượng Phật, Bồ tát trong Mật tông thường được biểu trưng bằng những uy lực vô biên, trong đó Quan Âm nghìn tay là một trong sáu vị Bồ tát tiêu biểu nhất trong mật tông.
– Trong Kinh Thiên thủ Thiên nhãn Quan Âm Bồ Tát Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni của Mật tông có nói: ” Trong vô lượng ức kiếp thời quá khứ, Bồ Tát Quan Thế Âm nghe Đức Thiên Quang Vương Tĩnh Chú Như Lai nói Thần Chú Đại Bi Tâm Đà La Ni bèn phát nguyện làm lợi ích, an lạc tất cả chúng sinh. Liền khi ấy, trên người mọc ra một nghìn con mắt và một nghìn bàn tay.”
– Nhìn chung Thiên Thủ Thiên nhãn Bồ Tát hình tượng có 42 tay lớn, hai tay chắp, hai tay đặt trong tư thế thiền định, các tay còn lai được chia đều sang hai bên. Có nơi tạo tượng với 40 tay lớn, hầu hết các tay đều cầm pháp khí, trông rất uy lực.
– Địa ngục là cảnh khổ nhất nên rất cần đến lòng đại từ của Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn. Thiên thủ Thiên Nhãn là biểu trưng cho pháp lực phá tan ba chướng ở địa ngục đạo.
– Chính vì thế hình tượng Phật Nghìn Mắt Nghìn Tay của người Việt không phải là ảo ảnh, ảo tượng phi lý của nhân dân (như có người đã lầm tưởng), mà đó chính là hiện thực sinh động nhất của con đường Bồ Tát đạo. Nếu đi đúng con đường ấy thì khả năng làm lợi ích an lạc cho chúng sinh là rất lớn, giác dễ chịu an lành.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.